LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG ĐIÊN TỬ

18/05/2022

 Bạn muốn sử dụng hợp đồng điện tử để giao dịch ? Nhưng bạn chưa hiểu về hợp đồng điện tử, chưa hình dung được Hợp đồng điện tử sẽ vận hành ra sao ?

Để sử dụng được hợp đồng điện tử an toàn và đúng quy định, bạn phải hiểu được khái niệm và định nghĩa về hợp đồng điện tử, Hành lang pháp lý của hợp đồng điện tử, và quy trình ký hợp đồng điện tử.

 

1. Hợp đồng điện tử là gì?

Theo Luật Giao dịch điện tử Số: 51/2005/QH11 thì hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu (Điều 33). Thông điệp dữ liệu được hiểu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử (khoản 12 Điều 4).

 

2. Hành lang pháp lý cho hợp đồng điện tử 

 

 

Theo Điều 34  Luật Giao dịch điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Điều 14 Luật này cũng quy định: Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Như vậy, pháp luật đã ghi nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng nhưng phải đảm bảo rằng:

– Nội dung của hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh. Nghĩa là thông điệp đó trong hợp đồng điện tử chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu.

– Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết nghĩa là thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau.

Ngoài ra có thể tham khảo thêm các Bộ luật, nghị định sau:

 

 

3. Quy trình ký hợp đồng điện tử Megadoc

Đối với quy trình ký hợp đồng điện tử, hợp đồng điện tử Megadoc có thể đáp ứng được linh hoạt và sát theo quy trình thực tế của các Đơn vị.

Đối với người bán:

Linh hoạt phân quyền tới từng cá nhân thuộc phòng, ban, khối...

Linh hoạt trong lựa chọn cá nhân duyệt, duyệt nhiều bước, ký hợp đồng...

Linh hoạt trong bước ký hợp đồng: cấu hình mặc định cho người bán hoặc người mua ký trước

Đối với người mua:

Có thể dễ dàng tra cứu đọc hợp đồng trước khi thực hiện thao tác ký trả hợp đồng cho người bán.

Có thể linh hoạt phản hồi với những hợp đồng mang thông tin sai...

Có thể linh hoạt chọn được vị trí ký hợp đồng...

 

 

Vì vậy muốn sử dụng được hợp đồng điện tử bạn phải đáp ứng được về mặt hạ tầng bao gồm:

Có máy tính, laptop, smartphone.... Có sử dụng mạng wifi.

Có chữ ký số, hoặc có thể sử dụng chữ ký hình ảnh (thông qua hợp đồng điện tử Megadoc).....

Để tìm hiểu kỹ hơn và được hướng dẫn cách sử dụng hợp đồng điện tử. Đơn vị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ SĐT Ms Trang Anh (0964246266)