Hợp đồng kinh tế là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người hiện nay. Đây là một loại hợp đồng phổ biến mà hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều phải ký kết.
Trong bài viết này, Megadoc xin làm rõ vấn đề liên quan đến hợp đồng kinh tế đến quý khách hàng, từ đó có phương pháp tạo lập, ký kết hợp đồng đúng
1. Khái niệm hợp đồng kinh tế
Trước khi tìm hiểu quy định về hợp đồng kinh tế, chúng ta cần hiểu rõ về loại hợp đồng này. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng kinh tế đã không còn được quy định rõ về khái niệm nữa. Tuy nhiên, theo quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, có thể hiểu, hợp đồng kinh tế là một văn bản thể hiện thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Trong đó, hợp đồng thỏa thuận cho các hoạt động như hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ… Ngoài ra, hợp đồng cũng thỏa thuận về việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật.
Hợp đồng kinh tế cũng là một loại hợp đồng dân sự. Vì thế, trong hợp đồng phải quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, hợp đồng cũng phải được thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện của tất cả các bên chủ thể.
2. Một số loại hợp đồng kinh tế thường gặp hiện nay
Trong đời sống kinh tế, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các lĩnh vực cần thiết lập hợp đồng kinh tế. Đây là loại hợp đồng có đối tượng cực kỳ đa dạng. Với mỗi loại hợp đồng kinh tế cụ thể, chúng ta lại có thể thấy được các đặc điểm riêng.
Một số loại kinh tế thường gặp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể kể tới như:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ
- Hợp đồng cung ứng nguyên liệu
- Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh
- Hợp đồng đầu tư, chuyển giao công nghiệp
- Hợp đồng kinh tế xây dựng
- Một số hợp đồng thương mại đặc thù khác như thi công công trình, nhận thầu xây dựng, giám sát thi công
3. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế
Để hiểu rõ hơn các quy định về hợp đồng kinh tế, bạn cần hiểu rõ về đặc điểm của loại hợp đồng này. Hiện nay, hợp đồng kinh tế đang có 4 đặc điểm quan trọng:
- Mục đích của hợp đồng: gắn với hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nổi bật là các hoạt động như hoạt động mua bán/ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc các hợp đồng trao đổi hàng hóa. Hầu hết các hợp đồng kinh tế đều hướng tới mục đích tạo ra lợi nhuận cho các bên tham gia giao kết hợp đồng.
- Đặc điểm về chủ thể: trong hợp đồng kinh tế, phải có một bên là pháp nhân. Chủ thể còn lại có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Nếu là cá nhân thì phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Nội dung của hợp đồng phải phù hợp với các lĩnh vực, hoạt động ngành nghề mà các bên chủ thể đăng ký kinh doanh. Đồng thời, nội dung của hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật, điều cấm của xã hội.
- Hình thức: theo quy định về hợp đồng kinh tế, hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
4. Quy định về hợp đồng kinh tế
Hiện nay, pháp luật không có văn bản pháp luật quy định cụ thể về loại hợp đồng này. Tuy nhiên, hợp đồng kinh tế cũng là một loại hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại. Vì thế, hợp đồng kinh tế cũng phải đáp ứng các điều kiện, quy định dành cho 2 loại hợp đồng này.
Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng kinh tế
Khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên cần áp dụng dựa trên 2 văn bản pháp luật cơ bản, đó là: bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005. Hai văn bản này đang có hiệu lực pháp luật, được thay thế cho các văn bản trước đây như pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, bộ luật dân sự 2005 hay luật thương mại 1997.
Đại diện ký kết hợp đồng
Theo quy định về hợp đồng kinh tế, hợp đồng này bắt buộc phải có một bên chủ thể là pháp nhân. Do đó, khi hợp đồng kinh tế, việc ký kết sẽ được thực hiện bởi người đại diện. Theo quy định hiện hành, người địa diện được chia thành 2 loại:
- Đại diện đương nhiên theo pháp luật
- Đại diện theo ủy quyền
Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện đương nhiên theo pháp luật. Đối với công ty TNHH 1 thành viên, người đại diện theo pháp luật là tổng giám đốc. Đối với công ty hợp danh thì người đại diện sẽ là các thành viên hợp danh.
Người đại diện đương nhiên theo pháp luật có quyền đại diện cho doanh nghiệp để ký kết hợp đồng. Trong trường hợp người đại diện không ký thì có thể ủy quyền cho một cá nhân khác. Người được ủy quyền sẽ chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền và phải có giấy ủy quyền.
Nội dung của hợp đồng kinh tế
Khi tìm hiểu các quy định về hợp đồng kinh tế, chắc chắn không thể bỏ qua các quy định về nội dung của hợp đồng. Theo quy định, nội dung của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận, dựa trên những quy định của pháp luật. Nội dung của hợp đồng thể hiện quyền, nghĩa vụ của các bên. Những điều khoản này có thể làm phát sinh/thay đổi/ chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Trong đó, cũng như hợp đồng thông thường, nội dung của hợp đồng kinh tế thường bao gồm các 3 loại điều khoản sau:
* Điều khoản chủ yếu
Đây là các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Nếu thiếu các điều khoản này, hợp đồng có thể được coi là vô hiệu. Theo quy định của bộ luật dân sự 2015, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm:
- Đối tượng của hợp đồng: ghi rõ các bên chủ thể, họ tên, mã số thuế (nếu có)
- Đối tượng của hợp đồng (số lượng, quy chuẩn hàng hóa…)
- Phương thức thanh toán, giá
- Cách thức thực hiện, thời hạn để thực hiện hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể
* Điều khoản thường lệ
Đây là điều khoản thường có trong hợp đồng, các bên có thể đưa vào hoặc không. Nếu các bên không thỏa thuận gì khác trong hợp đồng thì pháp luật sẽ quy định là các bên đã mặc nhiên công nhận. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các quy định của pháp luật tương ứng sẽ được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như các điều khoản về địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán…
* Điều khoản tùy nghi
Đây là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau. Các điều khoản này thường được thỏa thuận khi pháp luật chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng các bên có thể vận dụng linh hoạt, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh. Chẳng hạn như điều khoản về giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra.
Hãy đến với Megadoc, đội ngũ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại hợp đồng phổ biến và có những tư vấn phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
Đơn vị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ SĐT Ms Trang Anh (0964246266)