Trong thời đại kinh tế thị trường mở cửa, công nghệ 4.0 đang là một xu hướng thì nhu cầu sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng cao. Một công ty hay một cá nhân đôi khi không đủ điều kiện để tiến hành cạnh tranh với những công ty, những tập đoàn khác. Do vậy, nhu cầu hợp tác, liên kết với nhau giữa các công ty để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng thúc đẩy, phát triển, đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên phổ biến.Trong đó có hình thức ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá giữa ba bên
Vậy hợp đồng ba bên là gì và những quy định pháp lý khi xác lập hợp đồng ba bên như thế nào?
1. Định nghĩa hợp đồng ba bên:
Hợp đồng ba bên là hợp đồng có sự tham gia của ba bên nhằm liên kết, thỏa thuận về việc xác lập quan hệ trong hợp đồng, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Hợp đồng ba bên được xác lập và thực thi ngay sau khi ba bên liên quan đạt được thỏa thuận với nhau. Sau khi đã xác lập, nội dung mà ba bên đã giao kết với nhau đúng quy định pháp luật thì hợp đồng sẽ có hiệu lực, các bên tham gia bắt buộc thực hiện theo các thỏa thuận đã thống nhất.
Một số ví dụ về các dạng hợp đồng ba bên thường gặp:
- Hợp đồng thế chấp tài sản ba bên
- Hợp đồng hợp tác ba bên
- Hợp đồng kí kết vì lợi ích của bên thứ ba
2. Giá trị pháp lý của hợp đồng 3 bên
Quy định khi ký hợp đồng 3 bên
Dù số lượng chủ thể trong hợp đồng 3 bên khác với hầu hết các loại hợp đồng thông thường. Tuy nhiên, đây cũng là một loại hợp đồng. Vì thế, hợp đồng 3 bên cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật.
Quy định về nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng khi ký kết phải tuân thủ quy định của pháp luật dân sự. Tùy từng lĩnh vực ký kết mà hợp đồng có thể chịu thêm sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành khác.
Theo quy định tại điều 398 Bộ luật dân sự 2015, nội dung hợp đồng cần có các thỏa thuận cơ bản sau:
- Đối tượng của hợp đồng là tổ chức hay cá nhân? Gồm những ai tham gia ký kết?
- Số lượng, chất lượng, giá cả, chủng loại hàng hóa hoặc mô tả về đối tượng giao kết trong hợp đồng
- Hình thức, phương thức thanh toán giữa ba bên
- Thời hạn của hợp đồng
- Địa điểm thực hiện hợp đồng
- Phương thức thực hiện khi hợp đồng có hiệu lực
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết
- Trách nhiệm của các bên khi tham gia ký hợp đồng, giải quyết tranh chấp…
Quy định về hình thức của hợp đồng
Hợp đồng cần giao kết bằng các hình thức được pháp luật quy định như giao kết bằng văn bản, bằng các phương tiện điện tử…. Hợp đồng 3 bên bằng văn bản/ phương tiện điện tử cần có chữ ký của các bên tham gia. Nếu ký điện tử thì phải có chữ ký số/ mã OTP… Hình thức của hợp đồng phải được quy định cụ thể, rõ ràng bằng các điều khoản trong hợp đồng.
Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý khi có đủ chữ ký của cả 3 chủ thể tham gia ký kết. Trong trường hợp một bên ủy quyền ký thay thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, vẫn được công nhận.
Nguyên tắc ký hợp đồng 3 bên
Bên cạnh các quy định kể trên, bạn cũng cần lưu ý tới nguyên tắc ký hợp đồng 3 bên. Các nguyên tắc này giúp đảm bảo sự rõ ràng, tránh phát sinh tranh chấp khi thực hiện hợp đồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các nguyên tắc bao gồm:
- Hợp đồng cần ghi chi tiết, chính xác các thông tin liên quan tới tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của 3 bên. Điều này sẽ liên quan rất nhiều đến các vấn đề pháp lý về sau.
- Cần đề cập tới quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều này sẽ thể hiện sự hợp tác và thỏa thuận của 3 bên. Các điều khoản cần có sự cân bằng cả về quyền và trách nhiệm, không chồng chéo trách nhiệm, dẫn tới mâu thuẫn về sau.
- Trường hợp nhắc tới phạt vi phạm thì cần có riêng một điều khoản cho vấn đề này.
- Các bên tham gia ký kết phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu là tổ chức thì chủ thể giao kết phải đúng thẩm quyền, là người đại diện theo pháp luật hoặc được ủy quyền và có giấy xác nhận của công ty.
Giá trị pháp lý của hợp đồng 3 bên
Giá trị pháp lý hợp đồng là điều quan trọng nhất đối với hợp đồng dân sự cũng như hợp đồng 3 bên sau khi thực hiện việc giao kết.
Chỉ khi đáp ứng các điều kiện dưới đây, giá trị pháp lý của hợp đồng 3 bên mới được xác định.
- Khi tham gia ký kết 3 bên phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
- Xác lập xây dựng nội dung trong hợp đồng khi 3 bên tham gia ký kết phải dựa trên tinh thần tự nguyện của cả 3, không có dấu hiệu của sự ép buộc
- Hợp đồng ký kết phải đáp ứng được các điều kiện về mặt nội dung, hình thức theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng
- Nếu một trong ba bên tham gia ký kết là tổ chức thì chủ thể trực tiếp giao kết của tổ chức đó phải đúng với thẩm quyền được giao
Ký hợp đồng 3 bên bằng phương thức điện tử
Sau khi đã tìm hiểu các quy định và nguyên tắc ký hợp đồng 3 bên, chúng ta có thể thấy, hợp đồng 3 bên hoàn toàn có thể ký bằng phương thức điện tử. Chỉ cần 1 bên sử dụng hợp đồng điện tử, các bên còn lại không cần có tài khoản cũng có thể dễ dàng ký hợp đồng. Các bên có thể sử dụng chữ ký số/ mã OTP để ký hợp đồng. Hợp đồng điện tử 3 bên có giá trị pháp lý như hợp đồng truyền thống.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về hợp đồng 3 bên và các nguyên tắc ký hợp đồng 3 bên. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt hơn về các loại hợp đồng phù hợp với nhu cầu của Doanh Nghiệp.
Đơn vị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ SĐT Ms Trang Anh (0964246266)
Chân thành cảm ơn!